Lịch sử phát triển Ngân_hàng_Phát_triển_châu_Á

Thập niên 1960

1963: Liên Hiệp Quốc quyết định thiết lập thể chế tài chính để tăng cường sự phát triển kinh tế và hợp tác

1965: Tổng thống Philippines là Diosdado Macapagal mở bước khai phá cho vùng Đông Nam Á bằng cách vận động việc đặt trụ sở chính ở Manila

1966: ADB được thành lập ở Manila vào ngày 12/12 với 31 thành viên để phục vụ trọng yếu khu vực nông thôn. Việt Nam Cộng hòa góp USD 6,6 triệu trong số vốn một tỷ nguyên thủy.[1]

1967: ADB phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật đầu tiên để giúp đỡ sản xuất lương thực ngũ cốc

Thập niên 1970

1970: Với mục đích mở rộng hoạt động, ADB thúc đẩy nguồn tài nguyên thêm nữa từ các tổ chức song phương và đa phương khác

1972: ADB chuyển đến trụ sở chính mới ở ngay bờ Vịnh Manila

1974: Quỹ phát triển châu Á được thiết lập để cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các thành viên nghèo nhất của ADB

1978: ADB tập trung cải thiện đường sá và cung cấp điện

Thập niên 1980

1980: Tiến đến hành động chú tâm đến các vấn đề xã hội như giới tính, môi trường, giáo dục và sức khoẻ

1981: Ý thức được cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2, ADB tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án năng lượng

1985: Chính sách mới chú tâm đến nhu cầu liên quan đến phụ nữ tích cực hơn trong tiến trình hội nhập

1986: Thúc đẩy hỗ trợ bộ phận tư nhân, với khoản vay đầu tiên không có đảm bảo của chính phủ với Pakistan

Thập niên 1990

1991: ADB chuyển đến trụ sở chính mới ở Ortigas Center; khu này ngay sau đó phát triển nhanh chóng thành khu thương mại và tài chính của Manila

1992: ADB bắt đầu xúc tiến sự hợp tác khu vực, tiến gần hơn đến sợi dây liên kết giữa các Quốc gia trong tiểu vùng Sông Mekong

1997: Một số nước thuộc Liên Xô Cũ ở Trung Á gia nhập ADB, trong khi đó, một cuộc khủng hoảng tài chính đã làm rung chuyển châu Á

1999: ADB chấp nhận giảm đói nghèo là mục tiêu hàng đầu và phê duyệt một số chính sách đột phá

Thập niên 2000

2001: ADB thúc đẩy cơ cấu xã hội chiến lược dài hạn đển hướng dẫn hoạt động xuyên suốt đến 2015

2002: ADB giúp đỡ các nước hậu chiến như Afghanistan, Timor Leste

2004: ADB bổ nhiệm bà Khempheng Pholseno của Lào làm phó chủ tịch nữ đầu tiên